Nếu bạn thấy mình đang thua cuộc chiến để khá tiếng Anh hơn mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức để học tiếng Anh và đã đổ nhiều tâm sức vô việc ấy, hãy thử một phương pháp học ngoại ngữ mà tôi đã có kinh nghiệm áp dụng rất thành công. Phuơng pháp nầy đặc biệt dành cho những người đang sống trong quốc gia nói ngoại ngữ ấy. Nên ở đây tôi giả sử bạn đang sống ở Úc và muốn học cho giỏi tiếng Anh để lợi cho chính mình và để giúp con cháu. Đó là chưa nói việc ấy có thể giúp bạn thưởng thức văn hóa Úc đúng cách hơn.
Lý do dở tiếng Anh
Đa số chúng ta là người vượt biên nên nhu cầu tiên quyết khi mới định cư là sinh tồn, tức là ổn định nhà cửa, việc làm. Do đó nhiều khi việc học tiếng Anh cho đến nơi đến chốn coi như không quan trọng, miễn là đủ chút vốn liếng tiếng Anh để đi làm là tạm xong. Có người đến thẳng xứ Úc theo diện đoàn tụ nhưng thấy rất khó học tiếng Anh trong thời gian chờ đợi ở Việt Nam. Dù thế nào, nhiều khi sinh hoạt với người Úc cảm thấy mình bị thiệt thòi nếu nói, nghe, viết hay đọc chữ Anh còn kém quá. Do đó ta thử cố gắng khắc phục cả bốn phương diện nầy.
Tập đọc
Muốn đọc giỏi bạn cần biết văn phạm Anh văn (tức là biết cách ráp câu), biết nhiều ngữ vựng và thực hành đọc sách báo. Bạn hãy làm như sau. Mỗi ngày mua một tờ báo tiếng Việt và một tờ báo tiếng Anh loại dễ đọc, thí dụ như báo Daily Telegraph được viết cho người bình dân, trong khi báo The Australian được viết cho người có trình độ cao hơn. Hãy đọc tờ báo tiếng Việt để biết rõ tình hình thời sự. Sau đó đọc tờ báo tiếng Anh. Lúc đầu chỉ cần đọc các tít lớn vì bạn chưa có đủ khả năng và thì giờ để đọc hết cả các tin tức chữ lí tí. Dầu vậy, bạn có thể đoán được ít nhiều các tin tức tiếng Anh. Nếu có chữ nào không biết thì tra tự điển và viết riêng vào một quyễn sỗ tay để dễ ôn lại.
Để giỏi văn phạm tiếng Anh bạn có thể tự học từ các sách Văn phạm tiếng Anh soạn bởi tác giả Việt Nam, như của Lê bá Kông chẳng hạn. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để đọc báo. Khi khá hơn bạn có thể bắt đầu đọc phần chữ nhỏ chi tiết của các bản tin tức.
Tập viết
Tập viết là dễ nhất. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương phản với các câu tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy.
Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để tập viết, sau vài tháng, bạn sẽ có thể viết được hầu hết các câu đàm thoại căn bản và tường thuật ngắn một số tin tức.
Tập nghe
Bạn tập nghe bằng cách lắng nghe tin tức trên radio mỗi giờ, như đúng 9, 10, 11 giờ sáng. Hãy mua một radio có cassette để thâu băng tin tức trong lúc nghe bản tin tức lần đầu. Sau đó hát đi hát lại bản tin vài lần để xem bạn có hiểu thêm chút nào không. Nhờ đã đọc tin tức từ báo chí rồi bạn sẽ đoán được ít nhiều bản tin nghe trên radio. Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Bạn có thể mua một sách dạy phát âm theo giọng Oxford nếu tiện. Sách nầy sẽ giúp bạn đoán ra cách phát âm một chữ Anh. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng lắm. Bạn có thể để cuốn băng cassette ngừng ở chỗ có một chữ mà bạn nghe không hiểu để nhờ một người khác nghe dùm. Khi nghe đuợc chữ đó rồi bạn sẽ học được ít nhất là cách phát âm của một chữ mới. Để phụ thêm việc nghe tin tức từ radio dĩ nhiên bạn có thể xem tin tức trên TV mỗi tối.
Mỗi lần nghe tin tức trên radio bạn chỉ cần dành ra 5 phút mà thôi.
Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người Úc là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn để lắng nghe người ta nói.
Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hể người ta phát âm như thế là có nghĩa gì.
Tập nói
Ta nói dở là vì viết dở, phát âm không đúng và nhát nói. Nay đã viết khá rồi, chỉ cần học phát âm đúng và đừng nhúc nhát thực hành việc nói.
Trong khi lắng nghe tin tức trên radio hay TV bạn hãy nói theo phát ngôn viên mặc dầu nhiều khi không hiểu mình nói gì. Đó là cách làm cho lưỡi bạn dẽo. Bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá rằng cách phát âm của nhiều chữ Anh không có tiếng đương đương trong tiếng Việt. Thật vậy, vì ta học ngoại ngữ khi đã trưởng thành nên thường có khuynh hướng dùng một tiếng Việt phát âm tương tự để dùng cho tiếng Anh. Đều đó không nên. Cứ học phát âm như con vẹt, tức là ta như con nít Úc, nghe người Úc phát âm làm sao mình cứ lập lại y như vậy.
Trở lại sách đàm thoại song ngữ, bạn có thể nhờ một người bạn Úc, hay một đứa nhỏ Việt Nam lớn lên ở Úc, ghi âm lại một số câu chữ Anh để bạn thực tập. Sau đó, che câu tiếng Việt và thực tập nói câu tiếng Anh một cách tự nhiên. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự tin là mình có thể nói lưu loát một số câu tiếng Anh thường dùng hằng ngày. Khi bạn phát âm đúng và nói giỏi, tự động khả năng nghe của bạn sẽ tăng tiến hơn. Nếu bạn vẫn còn nhúc nhát thì hãy thực tập đàm thoại với mấy đứa con nít Úc. Sau đó cứ mạnh dạn nói chuyện với người lớn Úc. Bạn có biết không, trên 50% người Úc bạn thấy ngoài đường đã ra đời ở ngoài nước Úc. Sau nầy bạn sẽ ngạc nhiên rắng có nhiều người Úc nói tiếng Anh tưng bừng nhưng câu nói trật chữ Anh và cách phát âm không đúng, nhưng họ cứ nói tự nhiên chớ không mắc cở như bạn.
Teletext
Nếu mà TV có Teletext, thi một số films và tin tức có phụ đề (subtitle) ở dưới màn ảnh TV. Lời nói của diễn viên sẽ được in lại gần như từng chữ một. Do đó chúng ta có thể kiểm lại những gì chúng ta nghe có đúng hay không, và học cách phát âm nữa. Những người đọc tin tức thì có phát âm rất là rõ ràng, chúng ta sẽ học dễ dàng hơn, chính xác hơn với phụ đề.
Vậy là chúng ta có được một số vốn liếng về tin tức, tin chó cán xe. Chuyện làm kế tiếp của chúng ta là nói chuyện với những người quen biết, những người làm chung về những đề tài này.
Ngữ vựng, tiếng lóng, cách dùng chữ được lập đi lập lại nhiều lần như vậy lại, giúp chúng ta nhớ nằm lòng và nói trơn tru.
Tin tức ban đêm của đài ABC, đài số 7 đều có subtitle. TV films có subtitle thì sẽ có chữ S ở góc trên phía bên trái của màn ảnh.
Hãy ghi nhớ rằng bí quyết của thành công trong việc học tiếng Anh là thực hành. Chúc bạn thành công.
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Mọi người hãy cẩn thận trước những trò lừa đảo
Con tôi là nạn nhân của hội “chờ ngày tận thế”
TT - Sau bài viết Thâm nhập hội “chờ ngày tận thế”, rất nhiều bạn đọc bức xúc phản ảnh có người thân, con cháu tham gia hội tại nhiều địa điểm khác. Dưới đây là tâm sự của một bà mẹ.
Trưa 18-10 tại địa chỉ 43R Hồ Văn Huê (P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tập trung rất đông người trong hội “chờ ngày tận thế” - Ảnh: Hoàng Lộc |
Tôi chắc chắn không chỉ có gia đình tôi mà rất nhiều ông bố bà mẹ ở TP.HCM và một số TP khác đã và đang trở thành nạn nhân của giáo phái “church of God” mà báo Tuổi Trẻ gọi nôm na là hội “chờ ngày tận thế”. Hội này đang ngang nhiên tồn tại, truyền bá những điều nhảm nhí mà đối tượng bị lừa nhiều nhất là HSSV (Tuổi Trẻ ngày 17-10).
Bạn không thể tin được đứa con ngoan ngoãn hằng ngày của mình đang học hành chăm chỉ, trung thực, trong vòng tay yêu thương che chở của bố mẹ bỗng dưng nói dối không biết ngượng về giờ giấc học hành đi lại, giấu giếm cặp sách, lấm lét vào Internet, ngày giỗ chạp ông bà tổ tiên kiên quyết không thắp nhang trước bàn thờ, học hành sa sút, mở miệng ra là nói về ngày tận thế, ngơ ngơ ngẩn ngẩn lảm nhảm về một sự hi sinh để cứu rỗi gia đình...
Từ hốt hoảng, bất ngờ, chúng tôi đã bí mật theo dõi. Ngày mưa gió cũng như nắng rát hết bố đến mẹ chầu chực để biết con mình đang đi đâu, làm gì. Thậm chí phải bí mật lục cặp sách, xem địa chỉ trên máy tính... và bàng hoàng nhận ra địa chỉ mà hằng ngày cháu đến để học nhạc (nhưng không có một nốt nhạc nào trong tập) chính là một địa điểm ở đường Phan Đăng Lưu, P.7, quận Phú Nhuận và gần đây là một địa chỉ trên đường Hồ Văn Huê. Địa chỉ website mà cháu lén lút vào cũng là những thông tin của hội này. Địa điểm cháu và bạn bè bị dụ dỗ là công viên nơi chúng sinh hoạt tập thể.
Chúng tôi đã cố gắng đọc lén những cuốn kinh, đã lén tìm hiểu những nội dung trong các website mà không sao hiểu nổi trong đó nói gì ngoài những điều xa lạ nhảm nhí. Chúng tôi đã thuyết phục, tranh luận với tinh thần tôn trọng con. Đã từng nói về đức tin đích thực của tôn giáo, đã tâm sự, đã đưa ra những tìm hiểu của mình về trung tâm dạy nhạc Hướng Dương... nhưng chúng tôi đành bất lực vì trên khuôn mặt của con tôi thể hiện một sự bất cần, bỏ ngoài tai trước các biện pháp của gia đình.
Không khí gia đình tôi ngày càng trở nên buồn bã, ảm đạm, xáo trộn. Đứa con trước đây gần gũi với mình giờ đây trở nên xa lạ. Từ chỗ lén lút, thậm thụt đến trung tâm nghe giảng đạo, cháu và bạn bè trở nên công khai và tự cho rằng mình đã đủ trưởng thành để lựa chọn tôn giáo của mình.
Chúng tôi không thể đánh đập con cái, không thể bắt cháu ở nhà suốt ngày, càng không thể xúc phạm chửi bới vì thương con và tôn trọng. Nhưng cũng không có biện pháp nào khác để bắt cháu từ bỏ điều cháu đang bị huyễn hoặc, lừa bịp.
Đã nhiều lần chúng tôi đau khổ, uất ức và bất lực với cảm giác con mình không thuộc về mình nữa khi đứng chờ con hàng buổi để thấy cháu cùng với mấy đứa bạn ngơ ngẩn như bước ra từ một thế giới xa lạ ở trung tâm giảng đạo.
Bài viết trên báo Tuổi Trẻ đã lột trần bộ mặt thật của một thứ tôn giáo trá hình. Nhưng ghê gớm hơn thế nữa là hệ lụy của nó trong mỗi gia đình, khi không may con cái của mình bị sa vào hội lừa đảo đó.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để môi trường sống của giới trẻ được trong lành hơn.
NGUYỄN HUY
Thêm nhiều địa điểm Liên hệ với Tuổi Trẻ, bà N. (quê Khánh Hòa), dì ruột của nạn nhân V.C.T. (21 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), lo ngại: “Tui sợ hội đó cho con bé uống thuốc gì, hãy cứu lấy con bé anh ơi”. Bà cho biết T. là SV khoa quản trị kinh doanh ĐH Hoa Sen, học giỏi, xinh xắn nhưng bị một phụ nữ dụ vào hội “chờ ngày tận thế” cách đây tròn một năm. “Ngày nào con bé cũng đi cầu nguyện từ 4g-22g tại cơ sở dạy nhạc Hướng Dương, số 53/10A Phan Đăng Lưu. Bỏ bê học hành, thi cử. Cha mẹ lo lắng đến thân tàn ma dại mà nó vẫn không nghe, bảo không cho đi là nó chết” - bà N. nói. Cùng cảnh ngộ, bà H. (49 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) cùng gia đình bức xúc phản ảnh chị ruột của bà trước đây hiền lành, làm ăn chân chất, khoảng một tháng trước nghe theo lời xúi giục của một nhóm người đã rao bán căn nhà tại quận 4 với giá 1,3 tỉ đồng để đóng 130 triệu đồng cho hội (10%). “Hội gì mà kỳ cục, suốt ngày đi níu kéo con cháu đến ngày tận thế, mọi người đang cúng giỗ ông bà thì cho là quỷ ám, tuyệt đối không thắp một nén nhang” - bà H. than thở. Ông H.H. ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết con trai ông tên H.N.T.L. (19 tuổi) cũng là nạn nhân của nhóm người trên. “Từ khi bị dụ dỗ vào hội nó cứ như người trên trời. Bỏ bê mọi việc học tập. Lúc nào cũng bảo rằng hai năm nữa là tận thế, cần gì làm lụng, học hành cho khổ” - ông H. bức xúc. Ông cho biết L. đang học năm 1 đại học y, vốn rất siêng năng và học giỏi nhưng khoảng một năm nay bỏ ngang việc học và suốt ngày theo nhóm tụ tập tại số nhà 43R Hồ Văn Huê (P.9, Q.Phú Nhuận) cùng nhiều sinh viên khác. Trưa 18-10, chúng tôi tìm đến địa chỉ 43R Hồ Văn Huê, nơi hội hoạt động nằm ở tầng trệt của tòa nhà ba lầu. Quan sát phía trong có gần 20 người (cả nam và nữ rất trẻ) đang lúi húi chuẩn bị đồ ăn, dọn dẹp. Không khí tấp nập khi chốc chốc lại có một số bạn trẻ ăn mặc lịch sự phóng xe tới. Một số người mặc đồng phục của một trường ĐH. Một người bán nước gần đó cho biết: “Không biết hội gì nhưng ngày nào cũng họp mặt từ sáng đến tối”. Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, ông Ngô Giang Hoàng Hân - phó chủ tịch UBND P.7, Q.Phú Nhuận - cho biết sau khi báo thông tin, phía phường đã báo ngay lên Phòng nội vụ, Công an phường 7, Công an quận Phú Nhuận và Phòng văn hóa thông tin để phối hợp xử lý. Công an quận Phú Nhuận cho biết cơ quan điều tra đã xác minh lý lịch, cách thức hoạt động của một số đối tượng cầm đầu trong nhóm hội hoạt động tuyên truyền vô căn cứ gây hoang mang cho người dân để có hướng xử lý kịp thời. H.LỘC - S.BÌNH |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)